Theo báo cáo kết quả dự án thí điểm triển khai giải pháp ICT lâm nghiệp tại Việt Nam được công bố quý I năm 2024 trong khuôn khổ dự án tài trợ bởi Bộ truyền thông nội vụ Nhật Bản thực hiện vởi ONE-VALUE, Việt Nam có tiềm năng khoảng 2.605 tỷ yên/ năm từ tín chỉ carbon rừng, tương đương hơn 429 nghìn tỷ đồng.
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên rừng phong phú và đang nỗ lực thiết lập thị trường tín chỉ carbon rừng. Theo định hướng lộ trình, phương thức tổ chức và phát triển thị trường Carbon trong nước theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, giai đoạn 2022 – hết năm 2027 là giai đoạn xây dựng quy định, quy chế quản lý vận hành thị trường carbon; triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ carbon. Từ năm 2028 sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch carbon chính thức, quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, ngành lâm nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong việc áp dụng các giải pháp ICT vào hoạt động thực tiễn. Các doanh nghiệp sở hữu rừng hiện nay chưa thể đo lường khả năng hấp thụ CO2 từ rừng mà họ quản lý, từ đó không dự báo chính xác được tiềm năng thị trường tín chỉ carbon rừng.
Mục lục
Áp dụng giải pháp ICT ước tính lượng CO2 hấp thụ tại rừng Việt Nam
Tháng 3/2024, dưới sự chủ trì của ONE-VALUE, nhà mạng viễn thông lớn của Nhật Bản đã phối hợp cùng VINAFOR – Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện dự án thu thập, phân tích và báo cáo kết quả đo lường, hiển thị lượng CO2 hấp thụ tại rừng keo Đồng Nai trong khuôn khổ dự án thực chứng thuộc Bộ Truyền Thông Nội Vụ Nhật Bản ủy thác trực tiếp cho ONE-VALUE. Thông qua đó, dự án đánh giá tiềm năng của việc thương mại hóa tín chỉ carbon rừng thông qua việc sử dụng các giải pháp ICT.
Cụ thể, ONE-VALUE là đơn vị chủ trì thiết kế nội dung lên kế hoạch chương trình thực chứng, đồng thời ONE-VALUE Việt Nam cũng là đơn vị thực hiện các hoạt động lắp đặt các cổng kết nối và 3 cảm biến cho giải pháp ICT nhằm thu thập các dữ liệu về nhiệt độ không khí, độ ẩm, cường độ bức xạ mặt trời, lượng mưa…tại 3 địa điểm mục tiêu trực thuộc rừng trồng của VINAFOR, các cây được chọn đảm bảo thuộc các độ tuổi và giai đoạn phát triển khác nhau để đưa ra kết quả ước tính quang hợp khác nhau cho từng địa điểm.
Sau 2 tháng triển khai, kết quả cho thấy lượng CO2 hấp thụ trong khu rừng mục tiêu (2.5 ha) là 7,524 kgCO2. Trong khi đó, trên thị trường EU, tín chỉ carbon rừng được giao dịch ở mức khoảng 60 euro (9746.34 yên) mỗi tấn vào năm 2022. Điều đó có nghĩa, với lượng CO2 hấp thụ trong thí nghiệm trình diễn này, khi chuyển đổi sang diện tích rừng của toàn bộ Việt Nam là 267,302,640 tCO2/năm. Như vậy, có thể ước tính Việt Nam có tiềm năng khoảng 2.605 tỷ yên/năm, tương đương hơn 429 nghìn tỷ đồng từ tín chỉ carbon rừng.
Thông qua kết quả thực nghiệm cho thấy tiềm năng của Việt Nam khi tham gia thị trường tín chỉ carbon trong tương lai. Kéo theo đó là những lợi ích cho công nhân lâm nghiệp, nâng mức thu nhập trên đầu người tại các vùng trồng rừng. Cùng với đó việc áp dụng các giải pháp ICT sẽ giúp các doanh nghiệp lâm nghiệp địa phương đo lường và hình ảnh hóa sự hấp thụ CO2 mà không cần yêu cầu kĩ năng đặc biệt hay phát sinh chi phí về vận hành quản lý.
Góc nhìn từ các đơn vị quản lý kinh doanh lâm nghiệp
Trên vai trò là đơn vị quản lý rừng, đại diện VINAFOR xác nhận tiềm năng lớn của thị trường tín chỉ carbon rừng mà Việt Nam có thể tham gia, tuy nhiên việc chưa lượng hóa lượng CO2 hấp thụ, cũng như chưa có giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này là một khó khăn lớn cho các đơn vị quản lý rừng như VINAFOR để xác định chính xác tiềm năng, thiếu cơ sở để Việt Nam tham gia vào thị trường tín chỉ trong môi trường cạnh tranh. Thông qua chương trình lần này, đại diện VINAFOR đã đánh giá cao công nghệ đo lường của Nhật Bản, đánh giá đây cũng là một trong những cách thức có thể tháo gỡ được bài toán lượng hóa CO2 được hấp thụ, là tiền đề để thúc đẩy các hoạt động thương mại hóa tín chỉ CO2.
Dự án thí điểm tại rừng keo Đồng Nai là dự án từ chính phủ Nhật Bản, cụ thể là Bộ Truyền Thông Nội vụ Nhật Bản ủy thác cho ONE-VALUE thực thí điểm áp dụng giải pháp ICT vào việc đo lường tiềm năng tín chỉ carbon tài nguyên rừng tại doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù trong khuôn khổ dự án, khu vực thí điểm mới chỉ dừng lại ở 3 khu vực mục tiêu, tuy nhiên kết quả từ dự án sẽ là một trong các đầu vào quan trọng để đánh giá việc phổ cập ứng dụng ICT trong ngành lâm nghiệp Việt Nam nói riêng các các ngành như nông nghiệp nói chung. Đơn vị chủ trì dự án là ONE-VALUE cũng đưa ra nhận định, Việt Nam là một trong các thị trường mua bán tín chỉ CO2 tiềm năng được các doanh nghiệp nước ngoài trong đó doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm. Tuy nhiên để có thể hiện thực hóa các tiềm năng này thì giai đoạn hiện tại cần phổ cập hoàn thiện các phương thức đo lường đặc biệt ở các lĩnh vực nông lâm nghiệp. Doanh nghiệp đơn độc thì khó có thể đầu tư các khoản chi phí lớn cũng như sở hữu công nghệ để thực hiện các hoạt động này, nên ONE-VALUE vẫn sẽ không ngừng thúc đẩy các chương trình có gắn với hỗ trợ từ chính phủ Nhật Bản, chuyển giao công nghệ Nhật Bản từ các doanh nghiệp Nhật tới các doanh nghiệp Việt Nam
ONE-VALUE là công ty tư vấn chiến lược đầu tư – M&A, điều tra thị trường, cung cấp các giải pháp cho doanh nghiệp Nhật Bản gia nhập thị trường Việt Nam và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam nhận vốn đầu tư, hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản.
Dưới sự dẫn dắt của CEO Phi Hoa, ONE-VALUE là đơn vị Việt Nam uy tín nhận được uỷ thách của các cơ quan Chính phủ Nhật Bản như Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản; Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT); Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) để làm việc với các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam trong các dự án như: Năng lượng tái tạo, Phát triển hạ tầng cơ sở, Bán lẻ, Healthcare, IT, Digital Marketing….