Cơ hội đầu tư bất động sản tại Nhật Bản đang thu hút sự chú ý từ rất nhiều nhà đầu tư trên khắp thế giới bởi lãi suất thấp và nền tảng kinh tế vững chắc của quốc gia này.
Mục lục
Thị trường đầu tư Bất động sản Nhật Bản
Giao dịch bất động sản ở Nhật Bản được xem là một trong những hoạt động nổi trội nhất trên thế giới trong năm nay, nguyên do là chính sách lãi suất hấp dẫn – yếu tố quan trọng giúp cho thị trường bất động sản tại Nhật Bản ổn định suốt thời gian qua.
Theo dữ liệu của JLL, các nhà đầu tư đã rót vốn 8,9 tỷ USD vào lĩnh vực bất động sản thương mại trong quý đầu tiên của năm, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này chính là do nhu cầu “chịu chi” ngày càng tăng của các nhà đầu tư nước ngoài, số tiền đầu tư của họ tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, lên tới 2 tỷ đô la trong quý đầu năm.
Ông Koji Naito, Giám đốc Nghiên cứu Thị trường vốn Nhật Bản của JLL cho biết: “Các nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực tìm cách thâm nhập vào Nhật Bản vì lợi ích chênh lệch về lãi suất ở đây thuận lợi hơn so với các thị trường trọng điểm khác và đồng yên cũng đang ngày một giảm. Song, nền tảng vững chắc của Nhật Bản vẫn là yếu tố chính thu hút nhà đầu tư đổ vốn vào đất nước này.”
Có thể thấy, Nhật Bản đã trải qua một quá trình phục hồi đáng kể sau đại dịch, nhờ triển khai các biện pháp kích thích kinh tế và cân bằng nguồn cung và cầu. Điều này đã tạo ra một môi trường đầu tư tích cực trong lĩnh vực bất động sản, với sự quan tâm gia tăng từ nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong khi thị trường bất động sản tại Nhật Bản vô cùng sôi động trong quý này, thì bất động sản ở các quốc gia và khu vực khác lại trầm lắng xuống. Cụ thể, theo dữ liệu từ JLL’s Global Real Estate Perspective, giá trị đầu tư tại khu vực châu Mỹ và châu Âu đã giảm 61% và 58% so với cùng kỳ năm trước, lần lượt xuống còn 66 tỷ đô la và 35 tỷ đô la.
Bất động sản Nhật Bản trở thành “thỏi nam châm” thu hút vốn
Bất động sản tòa nhà văn phòng của Nhật Bản trở thành điểm sáng đáng chủ ý, là nơi thực hiện hàng loạt các giao dịch lớn trong thời gian vừa qua. Một thương vụ đáng chú ý trong quý đầu năm nay là việc Quỹ quốc gia GIC của Singapore mua lại tòa nhà Kitahama Nexu ở Osaka với giá 24,85 tỷ yên (180 triệu đô la Mỹ).
Giá trị đầu tư tòa nhà văn phòng tại Nhật Bản đã tăng hơn 110% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,5 tỷ USD trong quý đầu tiên nhờ sự bùng nổ về nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành Bất động sản. Tòa nhà văn phòng cũng là điểm đến đầu tư hàng đầu, chiếm một nửa tổng giá trị đầu tư, theo dữ liệu từ JLL.
Trong khi các thương vụ bất động sản văn phòng diễn ra mạnh mẽ, các hoạt động liên quan đến bất động sản khác đang dần hạ nhiệt. Tuy nhiên, theo chia sẻ của Naito, bất động sản logistics và căn hộ đa chức năng tại Nhật Bản vẫn được các nhà đầu tư nước ngoài săn đón, tìm kiếm cơ hội để thâm nhập vào thị trường.
Vào tháng 4/2023, Blackstone – công ty quỹ tư nhân lớn – đã bán một danh mục gồm sáu nhà kho ở Nhật Bản cho GIC với giá 800 triệu USD. Gần đây hơn, Hines – công ty quản lý, phát triển và đầu tư Bất động sản tư nhân toàn cầu tại Mỹ – đã mua lại năm căn hộ đa chức năng tại Tokyo và Kyoto, thực hiện một phần chiến lược tăng tổng giá trị tài sản lên đến 1 tỷ đô la trong vòng năm năm.
Các nhà đầu tư có thể lạc quan về thị trường
Nhu cầu đầu tư dự kiến sẽ vẫn mạnh mẽ trong năm nay, song song với đó là sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản sau đại dịch và môi trường lãi suất thấp liên tục
Lãi suất theo thời gian có thể sẽ tăng, nhưng theo chia sẻ từ JLL’s Global Real Estate Perspective, sau một thời gian bị thắt chặt nhanh chóng và mạnh mẽ, khả năng tăng cao thêm lãi suất là khá ít.
“Việc tăng lãi suất từ Ngân hàng Nhật Bản sẽ không xảy ra trong tương lai gần do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hiện tại đang được kiểm soát và thấp hơn đáng kể so với các nền kinh tế lớn khác,” Naito nói
Stuart Crow, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương của JLL cho biết, dự đoán trên có thể không chắc chắn nhưng các nhà đầu tư vẫn có thể lạc quan về thị trường này.
Theo Crow, thị trường vẫn tiếp tục gặp nhiều thách thức, nhiều nhà đầu tư cũng cho rằng việc thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay sẽ tạo thêm khó khăn trong việc đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại. Ngược lại với Nhật Bản, ông tin rằng rủi ro thanh khoản được kiểm soát tốt trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và việc khôi phục các hoạt động chỉ là vấn đề thời gian.