Tác động của M&A đến giá trị cổ đông

Tác động của M&A đến giá trị cổ đông

Nội dung bài viết

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, tác động của M&A đến giá trị cổ đông rất đa dạng, phụ thuộc vào chiến lược thực hiện, mức độ phù hợp giữa các công ty và điều kiện thị trường. Một thương vụ M&A thành công có thể gia tăng giá cổ phiếu, cải thiện hiệu suất tài chính và mở ra cơ hội phát triển. Ngược lại, nếu thực hiện không hiệu quả, nó có thể trở thành gánh nặng tài chính và giảm giá trị cổ đông. Để tối ưu hóa lợi ích, các doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng và thực hiện chiến lược tích hợp phù hợp. 

Vai trò của M&A trong việc gia tăng giá trị cổ đông

Mở rộng thị phần thị trường

  • Khi một doanh nghiệp thực hiện việc sáp nhập hoặc mua lại một doanh nghiệp khác, họ không chỉ có cơ hội tiếp cận các thị trường mới mà còn có thể nhanh chóng gia tăng thị phần trong lĩnh vực mà họ đang hoạt động.  
  • Ví dụ, Ví dụ, việc Masan Group mua lại chuỗi bán lẻ VinMart và VinMart+ từ Vingroup đã giúp Masan nhanh chóng gia tăng sự hiện diện trong lĩnh vực bán lẻ, tiếp cận hàng triệu khách hàng trên khắp Việt Nam. 

Gia tăng hiệu quả hoạt động

  • M&A không chỉ mang lại cơ hội mở rộng thị trường mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình hoạt động, giảm thiểu chi phí, và đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô. Khi hai doanh nghiệp sáp nhập hoặc mua lại, họ có thể tận dụng nguồn lực, công nghệ và kinh nghiệm của nhau để nâng cao hiệu suất vận hành, từ đó giảm thiểu những lãng phí không cần thiết và tăng cường khả năng cạnh tranh. 
  • Ví dụ điển hình tại Việt Nam là thương vụ sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Thương vụ này không chỉ giúp SCB tăng cường quy mô tài sản và khả năng tài chính mà còn tối ưu hóa mạng lưới hoạt động, mang lại lợi thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường tài chính ngân hàng. 

Vai trò của M&A trong việc gia tăng giá trị cổ đông 

Thúc đẩy đổi mới

  • Kết hợp nguồn lực công nghệ và tài năng sáng tạo giữa hai doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mới, mở ra cơ hội gia tăng khả năng sinh lợi. Việc sáp nhập hoặc mua lại giúp kết hợp những điểm mạnh về công nghệ, nghiên cứu và phát triển (R&D), cũng như đội ngũ nhân sự sáng tạo của hai bên.  
  • Khi các nguồn lực này được tích hợp và phát huy tối đa, doanh nghiệp có thể phát triển các giải pháp, sản phẩm hoặc dịch vụ sáng tạo, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại mà còn tạo ra những xu hướng mới, thu hút khách hàng và mở rộng thị phần. Điều này không chỉ giúp tăng trưởng doanh thu mà còn củng cố vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn 

Tác động đến giá trị cổ đông

Tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp mục tiêu

  • Thông báo sáp nhập thường làm tăng giá cổ phiếu của doanh nghiệp bị mua lại do những kỳ vọng của các nhà đầu tư vào mức giá mua lại hấp dẫn, cũng như triển vọng tăng trưởng sau khi thương vụ hoàn tất. Cổ đông của doanh nghiệp bị mua lại thường kỳ vọng rằng giá cổ phiếu của họ sẽ được công ty mua lại mua với mức giá cao hơn giá thị trường, tạo ra lợi nhuận ngay lập tức.. 
  • Ví dụ tại Việt Nam, sau thông báo sáp nhập giữa Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), giá cổ phiếu của Sacombank đã tăng mạnh, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư vào việc mở rộng quy mô và tăng trưởng mạnh mẽ của ngân hàng sau khi hợp nhất. Việc kết hợp tài nguyên và mạng lưới hoạt động giữa hai ngân hàng này đã tạo ra những cơ hội phát triển mới, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và nâng cao giá trị cổ phiếu Sacombank trên thị trường. 

Biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp mua

  • Giá cổ phiếu của doanh nghiệp mua lại thường có xu hướng giảm sau thông báo sáp nhập, chủ yếu do lo ngại về chi phí liên quan đến thương vụ, cũng như những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình tích hợp sau sáp nhập. Các nhà đầu tư có thể lo lắng về việc doanh nghiệp sẽ phải chi trả chi phí cao hoặc chịu áp lực tài chính trong quá trình hoàn tất thương vụ. 
  • Tuy nhiên, nếu M&A được kỳ vọng sẽ mang lại sự đồng bộ và sinh lợi cao, giá cổ phiếu của cả hai doanh nghiệp có thể tăng đồng loạt. Điều này thường xảy ra khi các nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng lớn từ việc kết hợp tài sản, công nghệ, hoặc đội ngũ nhân sự của hai bên, từ đó tạo ra một công ty có sức mạnh cạnh tranh vượt trội và khả năng sinh lời tốt hơn trong tương lai. Ví dụ, nếu thương vụ M&A giúp mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả hoạt động và gia tăng thị phần, thì các nhà đầu tư sẽ kỳ vọng vào sự phát triển bền vững, điều này có thể làm tăng giá cổ phiếu của cả hai công ty. 

Biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp mua

Sự loãng quyền kiểm soát

Trong các thương vụ trao đổi cổ phiếu, cổ đông của doanh nghiệp sẽ chứng kiến quyền lợi bị loãng do việc phát hành thêm cổ phiếu mới. Sự loãng này làm giảm tỷ lệ sở hữu và quyền biểu quyết của cổ đông hiện tại. Tuy nhiên, nếu thương vụ M&A thành công, việc loãng cổ phiếu có thể được bù đắp bởi sự tăng trưởng giá trị cổ phiếu trong tương lai. 

Yếu tố quyết định thành công của M&A

Chiến lược thực hiện

  • Việc đánh giá kỹ lưỡng và quy hoạch chi tiết giúp đảm bảo thương vụ M&A đạt được kỳ vọng. 
  • Doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác phù hợp về quy mô, lĩnh vực hoạt động và tầm nhìn. 

Tương thích văn hóa doanh nghiệp

  • Sự khác biệt về văn hóa, phong cách lãnh đạo có thể gây mâu thuẫn và ảnh hưởng đến hiệu quả hậu sáp nhập. 

Tình hình thị trường

  • Điều kiện kinh tế và xu hướng thị trường cần được xem xét kỹ lưỡng nhằm giảm thiểu rủi ro. 

Quyết định quản trị

  • Xác định ban lãnh đạo và quyền kiểm soát công ty hậu M&A là bước quan trọng trong việc tối đa giá trị. 

Kết luận

M&A mang lại cơ hội đổi mới và tăng trưởng đáng kể cho doanh nghiệp, tuy nhiên, để đạt được lợi ích tối đa, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược thực hiện cẩn thận, tính đến sự phù hợp giữa các bên và phân tích tình hình thị trường. Theo bài viết “How Does a Merger Affect Shareholders?” từ Investopedia, một thương vụ M&A thành công có thể dẫn đến sự tăng trưởng giá trị cổ phiếu và mang lại lợi ích cho cả cổ đông của doanh nghiệp bị mua lại và doanh nghiệp mua lại, nếu các bên tích hợp hiệu quả.  

Tại ONE-VALUE, chúng tôi luôn chú trọng việc tư vấn và triển khai các thương vụ M&A nhằm tối đa hóa giá trị cho cổ đông và các bên liên quan. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, ONE-VALUE giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược M&A phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả trong mọi giao dịch 

M&A ONE-VALUE

Nội dung trên được biên soạn và tổng hợp bởi ONE VALUE từ các nguồn thông tin công khai. Khi trích dẫn, vui lòng ghi rõ nguồn từ trang onevalue.vn
Các bài viết liên quan