Xu hướng M&A toàn cầu trong năm 2024

Xu hướng M&A toàn cầu trong năm 2024

Nội dung bài viết

Tổng quan thị trường M&A năm 2023 – 2024

Năm 2023 chứng kiến sự suy giảm mạnh trong hoạt động M&A toàn cầu, với tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 3,1 nghìn tỷ USD, giảm 16% so với năm trước. Đây là mức thấp nhất trong vòng hai thập kỷ qua tại Hoa Kỳ, khi so sánh với giá trị thị trường của chỉ số S&P 500. Tuy nhiên, vai trò chiến lược của M&A vẫn duy trì sự quan trọng trong bối cảnh thay đổi toàn cầu, đặc biệt trước sự trổi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI), xu hướng bền vững, và lớp người tiêu dùng am hiểu công nghệ. 

Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường M&A toàn cầu với tổng giá trị giao dịch đạt 3,5 nghìn tỷ USD, tăng 12% so với năm trước. Đặc biệt, các giao dịch lớn chiếm đến 59% tổng giá trị, cao nhất kể từ năm 2015, phản ánh sự tập trung vào việc tạo giá trị và nâng cao hiệu quả kinh tế, nhất là trong các ngành như năng lượng, bán lẻ, và viễn thông 

Hiệu quả của phương pháp tiếp cận M&A theo chương trình

Phương pháp M&A theo chương trình, thông qua việc thực hiện nhiều giao dịch nhỏ và vừa, không chỉ giúp duy trì hiệu quả vượt trội trong việc tăng trưởng lợi nhuận cổ đông mà còn mang lại sự linh hoạt trong việc mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản phẩm. Các giao dịch này cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng các thị trường mới, tăng cường khả năng cạnh tranh, và giảm thiểu rủi ro thông qua việc tích hợp các công ty có nền tảng vững chắc. Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp áp dụng phương pháp M&A theo chương trình có thể duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững hơn, giúp họ vượt qua những biến động thị trường và các yếu tố ngoại cảnh so với những công ty chỉ dựa vào tăng trưởng hữu cơ. 

Vai trò của các nhà đầu tư tư nhân

Hoạt động M&A của các nhà đầu tư tư nhân (“Private Equity” hay PE) giảm 37% trong năm 2023, chỉ đạt 560 tỷ USD. Các yếu tố chính gây nên tình trạng này bao gồm chi phí vốn cao, sự bất định trong chính sách tiền tệ, và các quy định giám sát gia tăng. Tuy nhiên, với hơn 2 nghìn tỷ USD vốn chưa được sử dụng (“dry powder”), các nhà đầu tư PE được kỳ vọng sẽ tạo đà quay trở lại khi môi trường kinh tế ổn định. 

Hiệu Quả Của Phương Pháp Tiếp Cận M&A Theo Chương Trình 

Những lo ngại địa chính trị và tâm lý kinh tế

Dù lạm phát đang có xu hướng giảm, bất ổn địa chính trị lại trở thành mối đe dọa đầy thách thức. Theo khảo sát của McKinsey, 67% người tham gia đánh giá địa chính trị là rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2024. Tuy nhiên, gần một nửa số người được hỏi vẫn lạc quan rằng điều kiện kinh tế trong nước sẽ cải thiện trong sáu tháng tới. 

Phân tích hiệu suất theo khu vực

Hiệu suất M&A trong năm 2023 cho thấy mức độ phục hồi không đồng đều giữa các khu vực: 

  • Châu Mỹ: Giảm 7%, đạt 1,6 nghìn tỷ USD nhờ vào một số giao dịch lớn. 
  • Châu Âu và Trung Đông (EMEA): Giảm mạnh 30%, chỉ còn 721 tỷ USD. 
  • Châu Á – Thái Bình Dương (APAC): Giảm 19%, xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ, ngoại trừ Nhật Bản với tăng trưởng 49%. 

Chiến lược thành công trong năm 2024

Cập nhật chiến lược M&A

  • Xem xét lại các chủ đề trọng tâm: Tập trung vào việc điều chỉnh các chủ đề chính để đảm bảo phù hợp với tình hình hiện tại và xu hướng tương lai và cập nhật chiến lược theo các yếu tố như sự chuyển dịch trong nhu cầu của người tiêu dùng, thay đổi trong môi trường pháp lý và kinh tế toàn cầu. 
  • Thích nghi với AI: Áp dụng AI để cải thiện quy trình, tăng cường trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa các chiến lược marketing cùng với đó, đầu tư vào các công nghệ AI như học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, và phân tích dữ liệu lớn để hỗ trợ việc ra quyết định nhanh chóng và chính xác.  
  • Xây dựng chiến lược bền vững: Nhằm chú trọng đến các sáng kiến bền vững như giảm thiểu carbon, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR); Phát triển sản phẩm và dịch vụ xanh, tích hợp quy trình sản xuất thân thiện với môi trường; Đảm bảo việc tuân thủ các quy định môi trường trong các hoạt động kinh doanh và thúc đẩy sự minh bạch trong báo cáo bền vững. 

Đầu tư vào năng lực và tài sản

Đầu tư vào năng lực và tài sản là một phần quan trọng trong chiến lược dài hạn, giúp tăng cường danh mục đầu tư và xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh. Trong bối cảnh hiện nay, việc nhắm tới những lĩnh vực tiên phong như công nghệ sạch và năng lượng tái tạo trở nên đặc biệt quan trọng. Hơn nữa, sự quan tâm đến các ngành này giúp duy trì tính cạnh tranh trong thị trường toàn cầu, đặc biệt là khi xu hướng tiêu dùng và các chính sách toàn cầu đang hướng mạnh đến phát triển bền vững. 

Cập Nhật Chiến Lược M&A

Thoái vốn có chọn lọc

  • Để tối ưu hóa tỷ suất và nâng cao hiệu quả đầu tư, việc loại bỏ các tài sản không chiến lược là một bước quan trọng. Các tài sản không mang lại giá trị lâu dài hoặc không phù hợp với chiến lược phát triển của tổ chức cần được xem xét và loại bỏ để giảm thiểu rủi ro và chi phí duy trì. Đồng thời, việc tập trung vào các giao dịch mang lại giá trị cao sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, tăng cường khả năng cạnh tranh và đảm bảo lợi nhuận lâu dài.  
  • Các giao dịch này nên được lựa chọn kỹ lưỡng, ưu tiên những lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng mạnh, khả năng sinh lời ổn định và phù hợp với mục tiêu chiến lược. Việc này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả tài chính mà còn củng cố vị thế cạnh tranh trong thị trường. 

Kết luận

Bất chấp những thách thức trong năm 2023, các yếu tố nội tại cho thấy tiềm năng hồi phục và tăng trưởng đáng kỳ vọng vào năm 2024. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng, linh hoạt và chiến lược cần thận là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp đạt được thành công trong môi trường kinh tế và địa chính trị phức tạp. Theo báo cáo “Top M&A Trend in 2024” của McKinsey, các chiến lược hợp tác và mua lại (M&A) sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt, giúp các doanh nghiệp không chỉ củng cố vị thế cạnh tranh mà còn tìm kiếm cơ hội phát triển bền vững trong một thị trường đầy biến động.  

Công ty giúp các tổ chức đánh giá cơ hội, tối ưu hóa giá trị trong các giao dịch và định hướng chiến lược để đạt được kết quả bền vững. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về thị trường, ONE-VALUE hỗ trợ khách hàng vượt qua những thách thức trong quá trình giao dịch, từ việc phân tích tài chính đến đàm phán và triển khai các kế hoạch tích hợp hậu M&A. Một trong những mục tiêu của ONE-VALUE là giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa giá trị tiềm năng, thúc đẩy sự phát triển và gia tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng. 

M&A ONE-VALUE

Nội dung trên được biên soạn và tổng hợp bởi ONE VALUE từ các nguồn thông tin công khai. Khi trích dẫn, vui lòng ghi rõ nguồn từ trang onevalue.vn
Các bài viết liên quan