M&A (mua bán sáp nhập) thành công cần yếu tố gì

Các yếu tố cần thiết để có một thương vụ Mua Bán và Sáp Nhập Thành Công (M&A)

Nội dung bài viết

Thương vụ M&A thành công không chỉ đơn giản là việc hợp nhất hai công ty. Đó là quá trình phức tạp và đầy rủi ro, nhưng khi được thực hiện đúng cách, nó có thể tạo ra giá trị lớn và cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp. Cùng ONE-VALUE tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các yếu tố cần thiết để có một thương vụ M&A thành công

Chiến lược rõ rang và mục tiêu cụ thể 

Một thương vụ M&A thành công yêu cầu có một chiến lược rõ ràng và mục tiêu cụ thể. Doanh nghiệp cần xác định rõ lý do và mục tiêu của việc sáp nhập hoặc mua bán để tạo ra giá trị và tăng cường vị thế của mình trên thị trường. Điều này đòi hỏi các bên liên quan phải có một hiểu biết sâu sắc về các yếu tố kinh doanh và chiến lược của họ để đảm bảo rằng thương vụ M&A phù hợp với mục tiêu dài hạn. 

Phân tích tài chính  

Trước khi tiến hành thương vụ M&A, việc thực hiện một phân tích kỹ thuật và tài chính chi tiết là rất quan trọng. Điều này bao gồm việc đánh giá sự phù hợp về mặt kỹ thuật và tài chính của hai doanh nghiệp để đảm bảo tính khả thi và hợp lý của thương vụ. Các yếu tố như cơ cấu vốn, lợi nhuận, tài sản, nợ và tiềm năng tăng trưởng phải được đánh giá một cách cẩn thận để đảm bảo rằng thương vụ có thể mang lại lợi ích kinh doanh dài hạn. 

Quản lý rủi ro 

Thương vụ M&A đồng thời mang đến cơ hội và rủi ro. Để thành công, các doanh nghiệp cần có khả năng xác định và quản lý các rủi ro liên quan đến thương vụ. Điều này bao gồm việc đánh giá các rủi ro kinh doanh, pháp lý và tài chính có thể phát sinh trong quá trình thương vụ và thiết kế các biện pháp để giảm thiểu các rủi ro này. Quản lý rủi ro hiệu quả có thể đảm bảo sự ổn định và thành công của thương vụ. 

Tương thích văn hóa doanh nghiệp 

Một yếu tố quan trọng trong thương vụ M&A là sự tương thích văn hóa và quản lý giữa các doanh nghiệp. Điều này đảm bảo rằng hai bên có thể làm việc cùng nhau một cách hiệu quả sau khi thương vụ hoàn tất. Sự tương thích văn hóa giữa các tổ chức giúp tạo ra sự hài hòa và tăng cường hiệu suất làm việc. Ngoài ra, sự tương thích quản lý trong việc định hình mô hình quản lý chung và quy trình làm việc sẽ giúp đảm bảo rằng các hoạt động hợp nhất diễn ra một cách suôn sẻ. 

Quản lý thay đổi 

Thương vụ M&A thường đi kèm với những thay đổi đáng kể trong tổ chức. Để đảm bảo thành công, quản lý thay đổi là rất quan trọng. Điều này yêu cầu các bên liên quan phải có kế hoạch chi tiết và đáng tin cậy để thực hiện các thay đổi và tạo ra sự hòa nhập mượt mà giữa các công ty. Quản lý thay đổi tốt giúp giảm thiểu sự mất mát nhân sự, tăng cường hiệu quả và đảm bảo sự chuyển đổi suôn sẻ. 

Liên hệ và giao tiếp 

Liên hệ và giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng trong quá trình thương vụ M&A. Các bên liên quan cần thường xuyên tiếp xúc, chia sẻ thông tin và thảo luận về các vấn đề liên quan. Giao tiếp mở và minh bạch giữa các bên giúp tạo niềm tin và sự hiểu biết sâu sắc về thương vụ, từ đó đẩy mạnh quá trình thương lượng và thực hiện. 

Quản lý thương vụ 

Thương vụ M&A không chỉ dừng lại ở giai đoạn hoàn tất, mà còn yêu cầu quản lý sau thương vụ để đảm bảo tính liên tục và thành công của việc hợp nhất. Quản lý sau thương vụ bao gồm việc hợp nhất các hoạt động, quá trình làm việc và hệ thống quản lý của hai doanh nghiệp, cũng như theo dõi hiệu quả và đánh giá kết quả thương vụ. 

Ví dụ về thương vụ mua bán sáp nhập thành công và các yếu tố quan trọng

Adidas x Reebok 

Adidas-Salomon AG đã công bố kế hoạch mua lại Reebok North America vào năm 2005 với giá trị ước tính là 3,78 tỷ USD. Adidas đã đề nghị trả một khoản tiền cao hơn 34% so với giá đóng cửa cuối cùng của Reebok. Đây là một thỏa thuận hấp dẫn đối với Reebok, vì hãng đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ Nike, Adidas và Puma. Thị trường giày dép ở Bắc Mỹ chủ yếu được Nike chiếm ưu thế với tỷ lệ 36%. Do đó, việc tăng thị phần và cắt giảm chi phí thông qua sự kết hợp lợi ích chung là những chiến lược rõ ràng của Adidas và Reebok. Với sản phẩm chất lượng của mình và Reebok với yếu tố thẩm mỹ độc đáo, Adidas đã lên kế hoạch chiếm lĩnh thị trường này. 

Để có thể xúc tiến thương vụ này thành công, các yếu tố sau đã đóng vai trò rất quan trọng: 

Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp của Adidas và Reebok đã hòa hợp với nhau một cách dễ dàng. Măc dù ban đầu vẫn còn tồn động những khác biệt như: Adidas ban đầu là một công ty Đức, trong khi Reebok là một doanh nghiệp ở Mỹ; Adidas tập trung vào quần áo thể thao, trong khi Reebok là một doanh nghiệp giày dép phục vụ đời sống. Tuy nhiên, với giao tiếp đúng đắn và chiến lược rõ rang, hai công ty đã sáp nhập hiệu quả. 

Giữ được thương hiệu:  Giữ được cả hai thương hiệu (duy trì thị phần đã được thiết lập). Việc sáp nhập Adidas-Reebok là một ví dụ, trong đó cả hai công ty đã thành công trong việc tạo ra một danh mục sản phẩm mới trong khi vẫn giữ nguyên đặc trưng riêng của mình. Tuy có nguy cơ “ăn cắp” khách hàng của nhau, nhưng Chủ tịch và CEO Adidas, Herbert Hainer, đã tuyên bố rõ ràng: “quan trọng là mỗi thương hiệu này phải giữ được danh tính riêng của mình”. Trong khi Reebok tận dụng sự hiện diện mạnh mẽ với giới trẻ, Adidas tập trung vào sự hiện diện quốc tế và công nghệ cao cấp của mình. 

Nội dung trên được biên soạn và tổng hợp bởi ONE VALUE từ các nguồn thông tin công khai. Khi trích dẫn, vui lòng ghi rõ nguồn từ trang onevalue.vn
Các bài viết liên quan