M&A Integration: Cách tích hợp hiệu quả sau M&A

M&A Integration: Cách tích hợp hiệu quả trong quá trình hợp nhất và mua lại

Nội dung bài viết

Có rất nhiều lý do mà các công ty thực hiện giao dịch M&A. Tuy nhiên, trừ khi một công ty mua một doanh nghiệp và bán các phần của nó (còn gọi là tách tài sản), hoặc thực hiện một giao dịch arbitrage (giao dịch chênh lệch), tích hợp M&A là quá trình gần như bắt buộc. Điều này có thể xem là phần quan trọng nhất trong quá trình mua lại của bạn, vì nó sẽ quyết định loại lợi nhuận bạn sẽ nhận được từ khoản đầu tư của mình. Tích hợp M&A hoặc hậu kỳ sáp nhập (PMI) là quá trình kết nối hai hoặc nhiều công ty riêng biệt để thực hiện và hoạt động cùng nhau. Mục đích của tích hợp M&A là để đạt được hiệu quả đúng với kỳ vọng từ giao dịch và tối đa hóa giá trị dự kiến.  

Tại sao tích hợp trong M&A quan trọng? 

Tích hợp sau M&A nên được coi là một phần của chiến lược M&A để có thể tận dụng tối đa các lợi thế từ M&A. Nếu một công ty lớn (bên mua) thực hiện M&A với một công ty nhỏ (bên bán) mà không có chiến lược tích hợp, công ty đó sẽ chỉ nhận lại được doanh thu thuần từ công ty bên bán, trong khi số tiền bỏ ra mua lại một doanh nghiệp là quá lớn. Vì thế, quá trình tích hợp trong M&A cần được thực hiện để bên mua có thể tận dụng được tối đa các lợi thế của công ty bên bán. Nếu một công ty muốn đạt được quy mô kinh tế, quá trình tích hợp sẽ diễn ra trong mảng thu mua hàng của công ty. Nếu một công ty muốn đạt được hiệu quả doanh thu, thì quá trình tích hợp sẽ được thực hiện trong bộ phận marketing và bán hàng. Tích hợp là quá trình có thể tạo ra các giá trị cộng hưởng trong một thương vụ M&A 

Tuy nhiên, tích hợp trong M&A không phải là một quá trình dễ thực hiện. Đây là một quá trình tạo ra những thay đổi về nhân sự và nội cho công ty bên bán. Các yếu tố liên quan đến con người thường sẽ rất phức tạp; công ty sẽ chịu rủi ro đánh mất các nhân sự cốt lõi, do bản chất của mỗi người là không thích sự thay đổi. Ngoài việc mất các nhân sự chủ chốt, những yếu tố rủi ro cũng nên được cân nhắc. Một doanh nghiệp nhỏ có thể linh hoạt và đầu tư cổ phiếu bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, một tổ chức lớn sẽ có cần được thông qua hàng loạt quy trình phê duyệt trước khi có thể thực hiện mua bán. Điều này sẽ làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp nhỏ. Đây là một rủi ro phổ biến mà nếu không được giảm thiểu, có thể gây hủy hoại doanh nghiệp nhỏ và giá trị tổng thể của giao dịch mua lại. Do đó, kế hoạch tích hợp trong M&A cần được thực hiện sớm nhất có thể.  

Các loại hình tích hợp trong M&A 

Tích hợp độc lập (Standalone Integration)

Đây là chiến lược ít được sử dụng nhất trong ngành M&A. Trong loại hình tích hợp này, bên mua chấp nhận việc doanh nghiệp bên bán sẽ bị gián đoạn và mất giá trị nếu họ tích hợp trên bất kỳ phương diện nào. Bên mua chỉ có thể kiểm soát về mặt tiền bạc; công ty bên bán sẽ được giữ lại các giá trị như văn hóa doanh nghiệp và bộ máy vận hành. Giá trị cộng hưởng được tạo ra từ loại hình tích hợp này sẽ đến từ các kiến thức, kinh nghiệm và năng lực vận hành được bên mua truyền đạt lại cho bên bán với mục đích tạo ra tang trưởng vượt bậc. 

Tích hợp có mục tiêu (Targeted Integration)

Phương pháp này cho phép người mua tận dụng một số giá trị cộng hưởng mà không làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu và đánh mất doanh thu của doanh nghiệp đó. Trong trường hợp này, người mua tích hợp các yếu tố được chọn mà họ cho là cần thiết để tạo ra giá trị cộng hưởng mà không can thiệp vào phần hoạt động kinh doanh của bên bán. Các chức năng thường được tích hợp bao gồm hoạt động văn phòng hậu cần và các thay đổi về quản lý và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mục tiêu. 

Tích hợp toàn bộ (Full Integration)

Đây là phương pháp tích hợp phổ biến nhất. Trong trường hợp này, công ty bên bán sẽ được hợp nhất vào với công ty bên mua để tạo ra một công ty hợp nhất; công ty bên bán sẽ mất đi toàn bộ danh tính. Đây là loại hình tích hợp khó nhất, nhưng khi công ty bên mua thực hiện được thì sẽ tận dụng được toàn bộ các lợi ích từ M&A. 

Tích hợp dựa trên chức năng (Functional Integration)

Đây là quá trình tích hợp các bộ phận chức năng được chọn bởi công ty bên mua. Các chức năng được tích hợp có thể bao gồm nhân sự, kế toán tài chính, thu mua, công nghệ thông tin, marketing & sale. Tích hợp chức năng cho phép tối ưu quy trình, chia sẻ nguồn lực và thực hiện hiệu quả cộng đồng giữa hai thực thể kinh doanh. Nó bao gồm các hoạt động như tối ưu hệ thống lương, đồng bộ báo cáo tài chính, tối giản quyết định thu mua, tích hợp hệ thống công nghệ và phối hợp công việc marketing và sale. Mức độ tích hợp thay đổi dựa trên chiến lược và mục tiêu của người mua, với một số chức năng được tích hợp trong khi các chức năng khác duy trì độc lập. 

Các bài viết liên quan