Câu hỏi thường gặp

CÂU HỎI VỀ HỢP ĐỒNG ONE-VALUE​​

– Độc quyền không có nghĩa là Bên bán không được tiếp cận với các nhà đầu tư khác.
 
– Độc quyền ở đây nghĩa là: ONE-VALUE sẽ đóng vai trò lead advisor của Bên bán/ mua khi làm việc với các NĐT Nhật Bản. Bên cạnh các nhà đầu tư Nhật hiện có đang thu xếp được ngay và cũng tiềm năng mua nhanh, ONE-VALUE cũng sẽ đi sourcing thêm rất nhiều bên mua khác. Thông thường, ONE-VALUE sẽ làm việc với cả list 10-20 công ty tiềm năng. Nếu sau số lượng NĐT Nhật quan tâm nhiều thì có thể tổ chức đấu giá cho bên bán nếu cần thiết.
 
– Khi ONE-VALUE làm độc quyền thì sẽ tiện lợi cho việc trao đổi thông tin, chuẩn bị làm DD, giảm việc bị chồng chéo thông tin khi chỉ qua 1 đầu mối thôi. Ví dụ: Ngoài ONE-VALUE, bên bán thuê thêm nhiều bên khác làm thị trường Nhật sẽ gây ra: Việc nhiều bên tư vấn cùng chào 1 dự án của bên bán –> Điều này dễ dẫn đến Giá trị bên bán bị giảm đi vì bị đánh giá là dự án trôi nổi trên thị trường. Nếu chỉ có 1 tư vấn FA chính thống thì hình ảnh và thông tin bên bán gửi ra sẽ thống nhất và chính thống hơn. Ngoài ra, chủ bên bán cũng sẽ nhàn hơn khi làm viêc vì chỉ cần qua 1 cửa sổ đối ứng!
 
– Ngoài các công ty do ONE-VALUE sourcing và giới thiệu, Bên bán có sẵn đối tác muốn M&A thì vẫn có thể để ONE-VALUE làm việc và xử lý với mức phí thành công rẻ hơn –> Bên bán không hề bị hạn chế trong việc tiếp cận các NĐT Nhật từ nguồn khác.
Sẽ có 2 mức phí:

[1] Đối với Deals do nguồn lực ONE-VALUE tự tìm kiếm đề xuất và thực hiện tư vấn trong quá trình M&A.

[2] Đối với Deals do nguồn lực khác/ bên bán có được và được bên bán chuyển giao cho ONE_VALUE xúc tiến quá trình M&A.

Mức phí mục [2] sẽ thấp hơn mức phí mục [1]

Còn con số cụ thể sẽ cần phải xác nhận lại với cấp trên trước khi chia sẻ chi tiết cho khách.

Ban đầu lúc nào cũng sẽ gửi biểu phí theo Lehman. Sau đó deal có thay đổi thì sẽ điều chỉnh dựa trên đàm phán.
 
Ở VN, tiền đối với các dự án lớn (mil USD) khoảng 2%, còn <10 mil USD là 3%, còn đối với công ty nhỏ có nhu cầu lớn thì có thể deal đến 5%.
Thực ra mình không cần chứng minh điều này. Chỉ giải thích: Đây là khách hàng của bên mình. Nếu bên bán phù hợp với tiêu chí bên mua thì mình sẽ giới thiệu, kết nối để hai bên làm việc với nhau. Việc mình có hợp đồng với bên mua hay không thì không ảnh hưởng đến việc mình giúp bên bán trong quá trình chào bán, kết nối nhà đầu tư.
 
Tuy nhiên đối với 1 số bên lớn thì họ sẽ cần xác thực mối quan tâm của bên mua đối với họ, xem có thực là có bên mua hay không? hoặc cần thông tin cụ thể, thư ngỏ chính thống gửi đến cty mới làm việc.

CÂU HỎI VỀ DỊCH VỤ M&A ONE-VALUE​

Hợp đồng chuẩn là thời hạn bảo mật trong 5 năm và sau khi hết hạn hợp đồng là 3 năm
Tối đa 5 (năm) năm sau khi kết thúc hợp đồng.
Thời gian hiệu lực hợp đồng là 3 (ba) năm
Tổng khoảng 8 (tám) năm.

*Chi tiết về điều khoản hợp đồng sẽ được 2 bên thống nhất khi triển khai dịch vụ trực tiếp

Trường hợp khả năng exit 100% thì phải ký hợp đồng với các cổ đông. Những người muốn bán, đặc biệt là cổ đông đa số.
 
– Ngoài Hợp đồng giữa ONE-VALUE và pháp nhân bên bán, Cổ đông của Bên Bán sẽ làm thêm 1 Hợp đồng nữa với ONE-VALUE. Nội dung sẽ giống như là Nội dung của Hợp đồng giữa OV và pháp nhân bên bán; chỉ khác là đối tượng ký và đảm bảo là Cá nhân – Cổ đông của Bên bán.
 
– Lý do đề nghị trên: Vì định hướng bán là thoái vốn 100% – bán hết. Vì thế nên khi tiền nhà đầu tư rót vào Bên bán thành công thì Cổ đông cũ không còn quyền gì với công ty nữa. –> Cổ đông cũ sẽ không có quyền lấy tiền của công ty để trả cho ONE-VALUE về trên phương diện pháp lý không còn chủ sở hữu của bên bán nữa –> Phí dịch vụ trả cho ONE-VALUE trong bối cảnh này sẽ là trả từ cá nhan cổ đông của bên bán cho ONE-VALUE  Vì thế, ONE-VALUE đề nghị làm 1 hợp đồng nữa với cá nhân các cổ đông với nội dung y như là hợp đồng OV với bên bán, chỉ thay tên người ký.
 
(*)
Hợp đồng với pháp nhân bên bán chỉ có hiệu lực pháp lý nếu việc mua bán không xảy ra, hoặc xử lý các chi phí phát sinh khi việc mua bán chưa xong.
Hợp đồng với pháp nhân thì không có hiệu lực thanh toán.
Hợp đồng với cá nhân các cổ đông sẽ dùng để thanh toán sau này nếu việc mua bán xảy ra.

Người kí hợp đồng và chịu trách nhiệm quản lý sell side thì sẽ chịu trách nhiệm contact với Sell side về deal đó

Sau khi ký NDA với bên bán hoặc có xác nhận với NĐT Nhật Bản rồi thì sẽ được tiết lộ
Không chia sẻ rộng rãi, mà chỉ chia sẻ với SHORT LIST – khi NĐT Nhật đã xác định là sẽ triển khai công việc tiếp theo với các bên Sell side nào cụ thể thì sẽ có thể trao đổi tên NĐT Nhật
Các bài viết liên quan