IFC đầu tư 60 triệu $ vào bán lẻ và kinh doanh nông nghiệp Việt Nam 3

IFC đầu tư 60 triệu USD vào lĩnh vực bán lẻ và kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam

Nội dung bài viết

Tìm kiếm đối tác Nhật Bản, M&A, đầu tư sang Nhật?

Hãy liên hệ với chúng tôi, trao đổi hoàn toàn
Miễn Phí!

International Finance Corporation (Tập đoàn Tài chính Quốc tế), một thành viên của World Bank, đã công bố khoản đầu tư tổng cộng 60 triệu USD vào hai công ty Việt Nam. 

IFC đang thực hiện hai khoản đầu tư mới vào lĩnh vực bán lẻ và kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam, nhằm tăng cường chuỗi giá trị kinh doanh nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Khoản đầu tư này cũng nhằm mục đích giúp cải thiện khả năng tiếp cận các sản phẩm thực phẩm an toàn và chất lượng cũng như tạo việc làm.

IFC đầu tư 60 triệu $ vào bán lẻ và kinh doanh nông nghiệp Việt Nam

International Finance Corporation – Tập đoàn Tài chính Quốc tế 

Đầu tư trong lĩnh vực bản lẻ 

Công ty Cổ phần CVS, công ty con của SonKim Retail, sẽ nhận được khoản đầu tư gần như bằng vốn cổ phần trị giá 460 tỷ đồng VNĐ (khoảng 20 triệu USD), được sử dụng để mở rộng mạng lưới bán lẻ của GS25 Việt Nam, hệ thống cửa hàng tiện lợi hàng đầu trong nước. 

IFC đầu tư 60 triệu $ vào bán lẻ và kinh doanh nông nghiệp Việt Nam 3

Lễ ký kết hợp đồng đầu tư và tư vấn giữa IFC và Công ty bán lẻ SonKim và GS25. 

Khoản tài trợ này dự kiến sẽ giúp GS25, một liên doanh giữa Công ty bán lẻ SonKim của Việt Nam và Công ty bán lẻ GS của Hàn Quốc, mở hơn 500 cửa hàng tiện lợi mới trên toàn quốc vào năm 2025. Việc mở rộng mạng lưới dự kiến sẽ tạo ra tới 6.000 việc làm trực tiếp cùng hàng nghìn việc làm gián tiếp khi công ty tăng cường thu mua thực phẩm được sản xuất tại địa phương. 

Ông James Michael Kershek, Tổng giám đốc SonKim Retail cho biết: “Chúng tôi cam kết ủng hộ các thông lệ tốt nhất về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), được thể hiện qua lực lượng lao động đa dạng và tăng trưởng nhanh, sản phẩm thực phẩm an toàn và bền vững cũng như quy trình ra quyết định của ban quản lý. Sự đồng nhất về niềm tin và mục tiêu đã giúp định vị SonKim Retail trong lĩnh vực bán lẻ đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam”. 

IFC sẽ hỗ trợ và tư vấn cho GS25 Việt Nam về việc tăng cường áp dụng các thông lệ an toàn thực phẩm tại cửa hàng, giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm. 

Đầu tư trong lĩnh vực Kinh doanh nông nghiệp 

Ngoài ra, IFC và Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), một ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản, sẽ đồng cung cấp khoản vay được bảo lãnh bằng hàng hoá trị giá 40 triệu USD cho CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS) – công ty kinh doanh nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam. 

IFC đầu tư 60 triệu $ vào bán lẻ và kinh doanh nông nghiệp Việt Nam 2

Lễ ký kết thỏa thuận giữa IFC và CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa. 

Đối với TTC AgriS, đây là khoản vay được bảo lãnh bằng hàng hóa trong kho đầu tiên do IFC và SMBC cung cấp. Khoản tài trợ này sẽ đặc biệt giúp thúc đẩy thị trường tài trợ kho hàng ở Việt Nam, hiện còn ở giai đoạn non trẻ, khuyến khích các ngân hàng trong nước tham gia vào chuỗi giá trị kinh doanh nông nghiệp để tối ưu hóa các cơ hội tài trợ trong ngành có nhiều tiềm năng này. 

Được biết, khoản vay này được cung cấp theo Chương trình tài trợ kho hàng toàn cầu (Global Warehouse Finance Program) của IFC. IFC tổ chức GWFP với mục đích tăng cường nguồn vốn lưu động cho các nhà sản xuất hoặc kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp bằng cách sử dụng hàng hóa trong kho làm tài sản đảm bảo. Tính đến thời điểm hiện tại. GWFP đã tài trợ hơn 10 tỷ USD trên phạm vi toàn cầu. 

Bà Đặng Huỳnh Ức My, Phó Chủ tịch HĐQT của TTC AgriS cho biết “Giải pháp tài trợ này sẽ là tiền đề cho phép TTC AgriS nhận các khoản vay bằng cách sử dụng nguyên liệu thô làm tài sản đảm bảo, điều này sẽ giúp chúng tôi chủ động và linh hoạt hơn trong việc thu mua, lưu trữ, phân phối nguyên vật liệu và hàng hóa, hướng đến một hệ thống tối ưu đạt được hiệu quả cao nhất. Chúng tôi tin tưởng rằng sự hợp tác với IFC và SMBC sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển nền kinh tế tuần hoàn của TTC AgriS”. 

Ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào chia sẻ thêm. “IFC ưu tiên lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp bởi những tác động to lớn về mặt phát triển và xóa đói giảm nghèo mà ngành này có thể mang lại. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và yêu cầu cao hơn về vệ sinh và an toàn thực phẩm ở Việt Nam” 

Theo ông, cả hai khoản đầu tư của IFC sẽ giúp cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng, hỗ trợ các nhà sản xuất địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại hàng hóa, từ đó phục hồi kinh tế đất nước.” 

Trước đó, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đã đã rót hàng trăm triệu USD để đầu tư vào nhiều lĩnh vực như ngân hàng, nông nghiệp, điện, bất động sản… 

IFC sớm đồng hành cùng Việt Nam từ những năm đầu mở cửa. Tháng 06/1994, tổ chức này phê duyệt khoản đầu tư đầu tiên tại Việt Nam là dự án nâng cấp và mở rộng khách sạn Metropole. Kể từ năm 2018, IFC bắt đầu đổ vốn nhiều vào Việt Nam, ban đầu là những khoản tài trợ doanh nghiệp thông qua ngân hàng, sau đó đến đầu tư trực tiếp vào những đơn vị trong lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của tổ chức.   

Phó Chủ tịch IFC phụ trách châu Á – Thái Bình Dương, ông Alfonso Garcia Mora, trong chuyến thăm vào tháng 04/2022 cho biết sẽ tài trợ trực tiếp và thúc đẩy đầu tư dài hạn hơn ở khu vực tư nhân vào các dự án xanh, hỗ trợ Việt Nam đáp ứng các mục tiêu về khí hậu. 

Nội dung trên được biên soạn và tổng hợp bởi ONE VALUE từ các nguồn thông tin công khai. Khi trích dẫn, vui lòng ghi rõ nguồn từ trang onevalue.vn
Các bài viết liên quan