tham-dinh-gia-tai-san-doanh-nghiep

Thẩm định giá doanh nghiệp – chìa khoá thành công trong thương vụ M&A

Nội dung bài viết

Thẩm định giá doanh nghiệp là quá trình quan trọng, quyết định đến hiệu quả và sự thành công của thương vụ M&A ở bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Để có thể định giá chính xác giá trị tài sản sở hữu đồng thời kiểm soát được những vấn đề tồn đọng là bài toán mà bất kỳ chủ doanh nghiệp nào cũng quan tâm trước khi đưa ra quyết định. Chính vì vậy, bài viết dưới đâu sẽ mô tả lại một quy trình và hai phương pháp định giá phổ biến nhất hiện nay để các doanh nghiệp bên bán và bên mua có thể hình dung được bước tranh tổng thể và chuẩn bị tốt nhất cho việc đàm phán thương vụ thành công.

Thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Vai trò của chúng trong thương vụ M&A 

Thẩm định giá doanh nghiệp là nghiệp vụ tư vấn giúp chủ sở hữu và các bên liên quan đánh giá toàn diện và ước tính giá trị doanh nghiệp dựa trên các yếu tố tài chính và phi tài chính. Quá trình định giá thường được thường được đảm nhiệm bởi thẩm định viên bởi nhiều phương pháp khác nhau. Điều này bao gồm những việc phân tích doanh thu, lợi nhuận, tài sản, các khoản ghi nợ kết hợp với kỹ thuật điều tra, đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. 

Trong hoạt động mua bán sáp nhập M&A, dịch vụ thẩm định doanh nghiệp đóng vai trò cốt lõi và tạo sự ảnh hưởng rất lớn tới thành công của thương vụ M&A. Qua quá trình thẩm định, các chuyên gia kinh doanh và tài chính sẽ xác định rõ ràng giá trị thực của doanh nghiệp, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, xem xét lại sức khoẻ tài chính và hiệu suất kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp mua lại sẽ có cơ sở nền tảng vững chắc về những cơ hội, rủi ro trước khi thâu tóm và đưa ra quyết định hợp lý nhất khi thương thảo và lên chiến lược. Đối với bên bán, quá trình thẩm định minh bạch và đáng tin cậy cũng tối ưu hoá giá trị trong giao dịch M&A này. 

|Xem thêm: Các yếu tố cần thiết để có một thương vụ Mua Bán và Sáp Nhập Thành Công (M&A)

tham-dinh-doanh-nghiep-trong-thuong-vu-mua-ban-sap-nhap

Thẩm định doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đối c mua và n c định 

bức tranh tổng th ca doanh nghiệp và tiềm năng trong tương lai.

Thách thức từ quá trình thẩm định giá tại thị trường M&A Việt Nam 

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mạng lưới kết nối của Việt Nam và thị trường quốc tế ngày càng xích lại gần nhau. Dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài chảy vào nước ta vô cùng lớn, đặc biệt thông qua những giao dịch mua bán và sáp nhập. Điều này biến hoạt động định giá doanh nghiệp trở thành một nhu cầu tất yếu đối với những ai mong muốn tham gia vào cuộc chơi sôi động này. 

Tuy nhiên, công việc thẩm định giá tài sản lại chẳng hề dễ dàng. Có vô vàn những thách thức phải đối mặt như thiếu thông tin và dữ liệu đáng tin cậy, thị trường cạnh tranh và biến đổi chóng mặt và vô vàn “khúc mắc” trong định giá về tài sản vô hình,…vv.  

|Xem thêm: Hoạt động M&A quốc tế quý I/2023 xuống mức thấp nhất trong 1 thập kỷ vừa qua.

Đối với những nhà đầu tư ngoại quốc, lựa chọn tham gia thương vụ M&A để nhanh chóng thâm nhập thị trường cũng vô cùng “trắc trở”. Họ phải thích nghi với văn hoá, ngôn ngữ mới, sự phức tạp trong chính sách đầu tư và quyền sở hữu những tài sản phi tài chính. Nhưng đặc biệt khó khăn trong việc định giá là do thị trường Việt Nam thiếu dữ liệu thống kê về thị trường và tính bảo mật của doanh nghiệp địa phương. 

Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa vào nhỏ (SMEs). Muốn bán lại với giá trị giao dịch tốt lại càng khó, bởi muốn thẩm định doanh định chuẩn xác, dữ liệu kinh doanh và báo cáo tài chính cần phải chuẩn chỉnh. Điều này, tạo nên thế khó cho doanh nghiệp Việt, khi nguồn lực hạn chế nhưng phải xây dựng “bộ phận quan hệ đầu tư” chỉ để thực hiện việc định giá. 

tham-dinh-doanh-nghiep-trong-thuong-vu-mua-ban-sap-nhap

Những thách thức từ thị trường, từ nội tại doanh nghiệp trong quá trình thẩm định giá.

Quá trình thẩm định giá trong doanh nghiệp 

Thẩm định giá doanh nghiệp là một quá trình phức tạp, tốn nhiều thời gian, yêu cầu bộ phận thẩm định cần phải sát sao và có nghiệp vụ chuyên môn cao. Dưới đây là các bước chính trong quá trình thẩm định giá của một thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp. 

Bước 1: Đánh giá mục tiêu của dự án: Xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp để phân định nguồn lực cần thiết, thông tin cần thu thập và đảm bảo phù hợp với chiến lược tổng thể của công ty. 

Bước 2: Phân tích tài chính của doanh nghiệp: Kiểm tra kỹ lưỡng các báo cáo tài chính để đảm bảo tính chính xác và không giấu diếm thông tin. Xem xét tình hình tài sản, hiệu suất tài chính và sự ổn định, phát hiện các tín hiệu đỏ. 

Bước 3: Kiểm tra tài liệu một cách toàn diện: Yêu cầu người bán cung cấp các tài liệu và thông tin cần kiểm tra, tiến hành cuộc phỏng vấn hoặc khảo sát với người bán và thực hiện thăm dò tại hiện trường. Sự hợp tác và tổ chức từ phía người bán là quan trọng để tiến hành quá trình này nhanh chóng. 

Bước 4: Phân tích kế hoạch kinh doanh và mô hình hoạt động: Đánh giá kế hoạch kinh doanh và mô hình hoạt động của doanh nghiệp để xác định tính khả thi và tích hợp với công ty mua. 

Bước 5: Xây dựng đề xuất cuối cùng: Các cá nhân và nhóm cùng nhau thảo luận và đánh giá các thông tin thu thập được. Nhà phân tích sử dụng thông tin này để thực hiện các kỹ thuật và phương pháp định giá, từ đó xác định giá cuối cùng trong quá trình đàm phán. 

Bước 6: Quản lý rủi ro: Xem xét toàn diện về doanh nghiệp mục tiêu và dự báo các rủi ro có thể liên quan đến giao dịch. 

qúa trình các bước thẩm định giá doanh nghiệp trong thuong vụ mua bán sáp nhập

Qúa trình tổng quát thẩm định giá 6 bước cho doanh nghiệp.

Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp 

1. Phương pháp định giá tiếp cận từ tài sản (Asset-based approach) 

Phương pháp định giá tài sản (asset-based approach) là một phương pháp phổ biến để xác định giá trị của trên cơ sở một lượng tài sản có thực. Tổng tài sản doanh nghiệp đang sở trên thời điểm thị trường được tính dựa vào bảng cân đối kế toán và giá trị thị trường của tài sản đang sở hữu. 

Do nguồn vốn hình thành tài sản được đến từ hai nguồn là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, ta có công thức như sau:

VE = VA - VD..  

Trong đó:  

  • E (equity) là tài sản thuần  
  • A (asset) là tài sản của doanh nghiệp 
  • D (Debt) là tổng giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp 

Phương pháp tài sản có ưu điểm tính toán đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu cho doanh nghiệp, phản ánh giá trị tài sản theo giá hiện hành. 

Tuy nhiên, dựa vào số liệu báo cáo tài chính cũng như các phương pháp kế toán tiêu chuẩn, doanh nghiệp không thể đánh giá các tài sản cũ không còn giá trên thị trường, bỏ qua giá trị kinh tế của tài sản vô hình và khó đánh giá tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. 

2. Phương pháp định giá tiếp cận từ thu nhập (Income-based approach) 

Trong phương pháp thẩm định tiếp cận từ thu nhập, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua quy đổi dòng tiền trong tương lai.  Trong thẩm định giá thì phương pháp có tên gọi là phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF. 

Công thức của phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF là: 

DCF = (FCF₁ / (1+r)¹) + (FCF₂ / (1+r)²) + … + (FCFₙ / (1+r)ⁿ) 

Trong đó: 

  • DCF là giá trị hiện tại của tài sản hoặc doanh nghiệp được định giá.
  • FCF₁, FCF₂, …, FCFₙ là dòng tiền tự do (Free Cash Flow) tương ứng với các giai đoạn tương lai từ 1 đến n.
  • r là tỷ lệ chiết khấu (discount rate) – đây là tỷ lệ lợi nhuận mà nhà đầu tư mong muốn nhận được từ việc đầu tư. Tỷ lệ chiết khấu thường được tính dựa trên mức lãi suất rủi ro hoặc lợi suất thị trường tương ứng với dự án hoặc tài sản.

Ưu điểm của phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) là tập trung vào giá trị tương lai và dự đoán tài chính chi tiết của một doanh nghiệp trong tương lai. 

Tuy nhiên, việc dự đoán chính xác dòng tiền trong tương lai hay tỷ lệ chiết khấu khá cảm quan, khó chính xác và phụ thuộc nhiều vào các giả định từ bên công ty thẩm định giá, 

Có nên sử dụng dịch vụ thẩm định giá từ bên thứ ba? 

Thay vì tự mình thẩm định, dẫn đến nhiều bất cập và rủi ro, sử dụng dịch vụ thẩm định giá từ đơn vị tư vấn là một trong những giải pháp vô cùng tối ưu cho chủ doanh nghiệp. 

Đầu tiên, dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp từ bên ngoài giúp đảm bảo tính khách quan và độc lập trong quá trình định giá. Chuyên gia thẩm định giá đến đơn vị thứ ba thường không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nội bộ của doanh nghiệp, góp phần đưa ra một kết quả đánh giá chính xác và minh bạch. 

Thứ hai, việc sử dụng dịch vụ thẩm định giá từ bên ngoài giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp. Thường thì quá trình thẩm định giá là phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về nhiều lĩnh vực. Bằng cách tận dụng dịch vụ từ các chuyên gia thẩm định giá, doanh nghiệp có thể tập trung vào hoạt động chính và tiết kiệm thời gian cho quá trình thẩm định. 

Cuối cùng, dịch vụ thẩm định giá từ bên ngoài cung cấp sự đáng tin cậy và uy tín. Các công ty thẩm định giá có uy tín sẽ sử dụng các phương pháp đánh giá tiêu chuẩn và có chuyên môn cao, giúp khách hàng tin tưởng và yên tâm về kết quả đánh giá. 

Tóm lại, việc sử dụng dịch vụ thẩm định giá từ bên ngoài là lựa chọn thông minh và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp; giúp đảm bảo tính khách quan, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, cũng như cung cấp sự đáng tin cậy và uy tín cho quá trình định giá trong M&A. 

|Xem thêm: Dịch vụ thẩm định doanh nghiệp (DD-Due Diligence) cho các Nhà đầu tư.

Thẩm định giá M&A ONE-VALUE INC. – Lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp 

tham-dinh-gia-doanh-nghiep-trong-thuong-vu-mua-ban 

Dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp ONE-VALUE trọn gói, uy tín, tiết kiệm chi phí hàng đầu thị trường M&A Việt Nam-Nhật Bản

ONE-VALUE là Đơn vị hàng đầu về tư vấn chiến lược, xúc tiến thương mại và đầu tư M&A giữa hai thị trường Việt Nam và Nhật Bản. Với những lợi thế riêng biệt từ đội ngũ chuyên gia hàng đầu, giàu kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực cùng mạng lưới dữ liệu sâu rộng, ONE-VALUE mang đến dịch vụ thẩm định giá chính xác, minh bạch góp phần tối ưu hoá tỷ lệ thành công cho các thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp.  

“ONE-VALUE INC. – Tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu thị trường Việt Nam – Nhật Bản”

  • Văn phòng giao dịch:  

      + Việt Nam: Tầng 14, số 9 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội 

      + Nhật Bản: Tầng 6, toà nhà Towa Imas Kameido, 2-44-5, Kameido, Koto, Tokyo 

Liên hệ ONE-VALUE INC. để được tư vấn! 

Nội dung trên được biên soạn và tổng hợp bởi ONE VALUE từ các nguồn thông tin công khai. Khi trích dẫn, vui lòng ghi rõ nguồn từ trang onevalue.vn
Các bài viết liên quan